Suy nghĩ sai phổ biến về chế độ dinh dưỡng bệnh đái tháo đường

Có khá nhiều quan điểm sai lầm về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường bị nhiễm trùng chân: 11 cách bảo vệ chân hiệu quả

Thiết bị “tụy nhân tạo” cho người bị đái tháo đường type 1

Lá sung giúp hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Người bị mù do biến chứng võng mạc đái tháo đường gia tăng

1. Ăn quá nhiều đường là nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường

Sự thật là bệnh đái tháo đường xảy ra khi có một vấn đề nào đó gây ảnh hưởng tới khả năng chuyển hóa đường từ thực phẩm thành năng lượng để cơ thể sử dụng.

2. Bệnh nhân đái tháo đường cần tuân thủ rất nhiều quy tắc trong chế độ ăn uống

Nếu bạn bị đái tháo đường, quy tắc duy nhất bạn phải tuân thủ là ăn làm sao để mức đường huyết luôn giữ trong phạm vi an toàn. Bạn có biết chế độ dinh dưỡng bệnh đái tháo đường trên thực tế tương tự như một chế độ dinh dưỡng lành mạnh? Nó bao gồm cắt giảm tinh bột, mỡ, đường, muối; Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, các loại hạt, các loại đậu và cá.  

3. Tinh bột không tốt cho bệnh đái tháo đường

Tinh bột là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh cho dù bạn có bệnh đái tháo đường hay không. Vì tinh bột ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, đó là lý do tại sao bạn cần theo dõi và kiểm soát lượng tinh bột nạp vào cơ thể mỗi ngày.

4. Với người có bệnh đái tháo đường, chất đạm tốt hơn tinh bột

Trong thực đơn dinh dưỡng hàng tuần, nhiều bệnh nhân có xu hướng giảm tinh bột và tăng chất đạm. Đó là một cách làm không tệ. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi lựa chọn những thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc động vật, chúng thường chứa nhiều chất béo bão hòa và nó hoàn toàn không tốt cho sức khỏe tim mạch của bạn.

Ăn quá nhiều đường không phải là nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường cho bạn

5. Tôi dùng thuốc đầy đủ, tôi có thể ăn một cách thoải mái!

Sử dụng thuốc không có nghĩa bạn có thể ăn nhiều như ý muốn vì điều này sẽ làm ảnh hưởng tới mức đường huyết trong cơ thể. Bạn cũng không được tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc để duy trì đường huyết ổn định phù hợp với lượng thực phẩm ăn vào.

6. Bệnh nhân đái tháo đường sẽ phải kiêng những thực phẩm yêu thích

Không có lý do để ngừng ăn những loại thực phẩm bạn thích, nhưng hãy cố gắng khiến nó trở nên lành mạnh hơn. Chẳng hạn, bạn có thể chế biến thực phẩm đó dưới hình thức luộc thay vì chiên rán với nhiều dầu mỡ. Nếu đó là dạng thực phẩm giàu calorie, hãy giảm khẩu phần ăn và không ăn chúng một cách thường xuyên.

7. Người có bệnh đái tháo đường cần những bữa ăn riêng biệt

Trên thực tế, các loại thực phẩm tốt cho những người bị bệnh đái tháo đường cũng là những lựa chọn lành mạnh cho tất cả thành viên trong gia đình bạn. Bởi vậy, không có điều gì khiến bữa ăn của bạn phải khác các thành viên còn lại.

8. Thực phẩm ăn kiêng là sự lựa chọn tốt nhất

Những thực phẩm gán mác "ăn kiêng" chưa chắc đã tốt cho bạn. Hãy tạo cho mình thói quen đọc nhãn để tìm hiểu các thành phần và tổng lượng calorie của thực phẩm đó.

Ngoài ra, với bệnh nhân mới chẩn đoán, hoặc mắc đái tháo đường lâu năm, việc duy trì lượng đường trong máu sẽ gặp nhiều khó khăn. Sử dụng thực phẩm chức năng chuyên biệt cho bệnh sẽ giúp bạn ổn định đường huyết tốt hơn.

M. Hiếu H+ (Theo WebMD)

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng TĐCare - Ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết